Hội thảo tăng cường thực hiện chính sách đối với người khuyết tật

Đăng ngày 24 - 04 - 2023
100%

Sáng 19-4-2023, Ban Công tác NKT tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Hội thảo “Tăng cường thực hiện chính sách đối với người khuyết tật”, là một trong những hoạt động theo Chương trình công tác năm 2023 của Ban Công tác Người khuyết tật (NKT) tỉnh Thanh Hoá và nhân dịp kỷ niệm 25 năm Ngày NKT Việt Nam (18/4/1998 – 18/4/2023).

Hội thảo, được tổ chức nhân ngày kỷ niệm 25 năm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998-18/4/2023) với sự tham gia của đầy đủ các sở, ngành thành viên Ban Công tác Người khuyết tật tỉnh và Ban công tác Người khuyết tật các huyện, thị xã, thành phố đã khẳng định sự quan tâm, đồng hành của các sở, ngành, địa phương đối với người khuyết tật. Hội thảo tổ chức với mục đích đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chính sách đối với người khuyết tật và bàn các giải pháp để khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, thực hiện hiệu quả chính sách đối với người khuyết tật trong thời gian tới để giúp người khuyết tật xóa bỏ đi những mặc cảm, rào cản, được thực hiện đầy đủ quyền, giúp NKT có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo, tổng số NKT trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tính đến tháng 12-2022 là 169.752 người. Trong đó, có 47.910 NKT là đối tượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng; 105.592 NKT nặng, đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, 8.287 NKT nhẹ; 7.693 NKT đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Trong giai đoạn 2020-2022, các chính sách đối với NKT được các ngành, địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện, nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết, chính sách pháp luật liên quan đến NKT được lồng ghép thực hiện hiệu quả. Toàn tỉnh hiện có 3 cơ sở trợ giúp xã hội có chức năng quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng NKT đặc biệt nặng có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, không có người chăm sóc tại cộng đồng. Các địa phương đã tăng cường thực hiện công tác rà soát, xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và thực hiện nghiêm túc các quy định về xét duyệt đối tượng hưởng trợ cấp đảm bảo 100% đối tượng NKT đủ điều kiện được hưởng chế độ bảo trợ xã hội.

Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, trợ giúp về giáo dục, văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao cho NKT được thường xuyên tổ chức giúp NKT ổn định tinh thần, tăng khả năng phục hồi, hoà nhập cộng đồng. Công tác hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm cho NKT được quan tâm. Toàn tỉnh có 22 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tham gia dạy nghề và nhận lao động là NKT vào làm việc. Hoạt động trợ giúp pháp lý cho NKT được thực hiện thông qua các hình thức trợ giúp pháp lý khác nhau đã đạt được những kết quả nhất định. Trung tâm trợ giúp pháp lý đã thực hiện 146 vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng cho 146 đối tượng NKT có khó khăn về tài chính. 90,6% số NKT trong tỉnh được tiếp cận tối thiểu một trong các dịch vụ xã hội; có 24/27 huyện, thị xã, thành phố và 557/559 xã, phường, thị trấn có Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi; 23/27 huyện, thị xã, thành phố và 212/559 xã có Hội người mù; 25/27 huyện, thị xã, thành phố và 470/559 xã có Hội nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin…

Toàn cảnh hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận một số vấn đề liên quan đến NKT như: Công tác hỗ trợ tiếp cận giáo dục đối với NKT; công tác chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ NKT tiếp cận với các dịch vụ y tế; hoạt động hỗ trợ NTK trong lĩnh vực văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao; thực trạng việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ NKT tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thống hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá…

Ông Trần Văn Hùng - Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Cơ quan Thường trực Ban Công tác Người Khuyết tật tỉnh) phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, ông Trần Văn Hùng - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Cơ quan Thường trực Ban Công tác Người khuyết tật tỉnh đã đánh giá cao và ghi nhận các ý kiến tham gia tham luận, thảo luận của các sở, ngành, địa phương. Đây sẽ là những định hướng để trong thời gian tới, Ban Công tác người khuyết tật tỉnh làm cơ sở tham mưu, đề xuất thực hiện các chính sách toàn diện cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Để thực hiện tốt hơn các chính sách đối với Người khuyết tật trong thời gian tới, Ban Công tác Người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa đề nghị các sở, ngành, đơn vị, địa phương thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của xã hội và bản thân NKT về vấn đề khuyết tật và người khuyết tật để bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ và tạo điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng, đồng thời khuyến khích sự nỗ lực vươn lên của NKT.

Hai là, tăng cường lồng ghép với các chương trình an sinh xã hội. Đồng thời, chú trọng đến các hoạt động trợ giúp NKT nhằm tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội như giáo dục, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe,….

Ba là, các cấp ủy chính quyền địa phương bảo đảm và khuyến khích việc huy động các nguồn lực cho công tác trợ giúp NKT phù hợp với khả năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác, phỗi hợp để trợ giúp người khuyết tật.

Bốn là, trên cơ sở các Chương trình, kế hoạch, đề án, dự án liên quan đến người khuyết tật đã được Chính phủ, các bộ, ngành và UBND tỉnh phê duyệt, đề nghị các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch trợ giúp người khuyết tật theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật theo quy định, trong đó, tập trung ưu tiên cho các hoạt động hỗ trợ NKT; các cơ sở sản xuất kinh doanh của NKT, cơ sở dạy nghề, tạo việc làm cho NKT, xây dựng và nhân rộng mô hình hỗ trợ sinh kế cho NKT, cải tạo hạ tầng cơ sở thiết yếu đảm bảo tiếp cận cho NKT.

Năm là, tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng người khuyết tật, các đặc trưng về giới tính, tuổi, các dạng tật, mức độ khuyết tật, tình trạng việc làm của người khuyết tật, thu nhập đời sống của người khuyết tật…  làm căn cứ tham mưu đề xuất xây dựng, bổ sung hoàn thiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật, chính sách cho người khuyết tật và hỗ trợ kinh phí thực hiện kế hoạch trợ giúp người khuyết tật. Hàng năm bố trí ngân sách từ nguồn chi thường xuyên của các địa phương, các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, đề án liên quan khác để lồng ghép, thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật./.

                                                              Lê Thị Tuyết – PTP Bảo trợ xã hội

 

 

<

Tin mới nhất

Hội thảo “Nâng cao hiệu quả thực hiện công tác Chăm sóc, Bảo vệ và Phát huy vai trò người cao...(17/10/2024 12:34 SA)

Thủ tướng phát động Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát với chủ đề ‘‘Mái ấm cho đồng bào tôi’(13/10/2024 7:25 SA)

Sôi nổi các hoạt động thể thao Chào mừng ngày thành lập ngành Lao động - Thương binh và Xã hội...(05/09/2024 4:26 CH)

Trung tâm Chăm sóc, PHCN cho người tâm thần, người RNTT khu vực Miền núi Thanh Hóa tổ chức giải...(05/09/2024 4:09 CH)

Hội thao cán bộ, viên chức, người lao động Trung tâm Bảo trợ xã hội chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày...(01/09/2024 2:23 CH)

Sở LĐ-TB&XH ủng hộ gần 321 triệu đồng xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách(08/08/2024 1:48 CH)

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn tiếp và làm việc với đoàn công tác của tỉnh Lào Cai(06/07/2024 8:25 SA)

Tạo đột phá nhà ở cho người dân, xoá hết nhà tạm, dột nát không hứa suông(09/05/2024 1:56 CH)

Kỷ niệm 60 năm thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa(29/02/2024 1:22 CH)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
305 người đã bình chọn
°
2311 người đang online