Kết quả nổi bật của toàn ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2022

Đăng ngày 19 - 01 - 2023
100%

Thực hiện nội dung Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 28/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2022, toàn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2022, qua đó đạt được một số kết quả nổi bật, cụ thể như sau:

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2022

1. Về việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật

a) Việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Nhằm kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thi hành pháp luật để kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; ngay từ đầu năm, Sở LĐTXBH đã ban hành 04 Kế hoạch để thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

b) Việc hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật

Sở đã ban hành 02 văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện nghiêm công tác quản lý, sử dụng tài sản công hiệu quả. Đặc biệt, ngay sau khi UBND tỉnh ban hành Công văn số 5314/UBND-KSTTHCNC ngày 19/4/2022 về việc thực hiện các giải pháp cải thiện Chỉ số cải thiện các quy định của pháp luật, Sở đã kịp thời ban hành Công văn số 1323/SLĐTBXH-VP ngày 29/4/20222 chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc Sở tăng cường thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện Chỉ số cải thiện các quy định của pháp luật.

c) Việc ban hành Kế hoạch kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

Đã ban hành 08 Kế hoạch và gần 30 văn bản khác để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tình hình thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

d) Việc điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật

Thực hiện báo cáo UBND tỉnh và Bộ LĐTBXH kết quả tự kiểm tra, rà soát và lập danh mục 11 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa quy phạm pháp luật đã tham mưu trình HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội do Trung ương ban hành, trong năm đã ban hành 02 văn bản báo cáo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa và Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc rà soát và kiến nghị, đề xuất giải quyết khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo, điều hành của Trung ương thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; qua đó đã kiến nghị giải quyết 12 khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật để đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp. Ngoài ra, đã ban hành Công văn số 1538/SLĐTBXH-LĐVL ngày 16/5/2022 gửi Cục Việc làm, Bộ LĐTBXH đề nghị hướng dẫn giải quyết 04 khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật về lao động.

Ban hành 02 văn bản thông báo tới các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành và công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ LĐTBXH nhằm áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao đảm bảo theo quy định.

đ) Việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Đã ban hành 04 văn bản thông báo về kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực lao động người có công và xã hội. Qua kết quả kiểm tra, giám sát đã đưa ra kiến nghị để các cơ quan, đơn vị, địa phương khắc phục những tồn tại, hạn chế; ngoài ra đã ban hành 07 văn bản khác về việc kiến nghị doanh nghiệp thực hiện pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội qua công tác kiểm tra.

e) Việc thực hiện chế độ báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Trong năm, Sở đã thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đảm bảo nội dung, thể thức và đúng thời hạn yêu cầu. Đã ban hành 17 văn bản thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

2. Về các điều kiện bảo đảm cho công tác theo dõi thi hành pháp luật

a) Tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật

Sở LĐTBXH tiếp tục quan tâm củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế tại Cơ quan Sở, trong đó: Văn phòng Sở phân công 01 Phó Chánh Văn phòng phụ trách và 01 công chức kiêm nhiệm theo dõi công tác pháp chế; mỗi phòng nghiệp vụ thuộc Sở bố trí 01 công chức kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế theo chức năng quản lý của phòng.

Nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật của ngành được giao cho Văn phòng Sở LĐTBXH phụ trách. Riêng việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được giao cho Thanh tra Sở đảm nhiệm. Hiện nay, kinh phí để thực hiện các hoạt động của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được Sở lồng ghép vào các chương trình để triển khai thực hiện.

Trong năm đã tạo điều kiện cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế tham gia 03 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác pháp chế do các cơ quan chức năng tổ chức; đồng thời, tổ chức phổ biến, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác pháp chế cho công chức, viên chức của các phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc Sở.

Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đều sử dụng nguồn ngân sách lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch chuyên môn của Sở; ước tính trong năm 2022 đã bố trí trên 5,5 tỷ đồng để tổ chức các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật và tuyên truyền, PBGDPL.

b) Công tác phổ biến, tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Sở LĐTBXH đã bám sát các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh để xây dựng và ban hành 03 Kế hoạch triển khai thực hiện công tác PBGDPL thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

II. KẾT QUẢ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2022

1. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

Đã ban hành 08 văn bản để hướng dẫn, triển khai thực hiện pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; ngoài ra đã ban hành hơn 30 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung nội quy lao động và tổ chức làm thêm giờ.

2. Việc đảm bảo các điều kiện cho thi hành pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

a) Công tác phổ biến, tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Trong năm đã tổ chức và phối hợp tổ chức 231 lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, cụ thể như sau:

- Lĩnh vực lao động - việc làm: Tổ chức 03 lớp tập huấn an toàn, vệ sinh lao động cho 179 người sử dụng lao động, cán bộ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động, cán bộ phụ trách bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp. Phối hợp với Cục An toàn lao động tổ chức lớp tập huấn an toàn, vệ sinh lao động cho 100 người. Tỏ chức 03 lớp tập huấn cho 140 người là thành viên hội đồng trọng tài lao động và hòa giải viên lao động cấp tỉnh.

- Lĩnh vực người có công: Tổ chức 03 lớp tập huấn hướng dẫn triển khai thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng cho 559 cán bộ làm công tác lao động, người có công và xã hội cấp xã.

- Lĩnh vực trợ giúp xã hội: Tổ chức 35 lớp tập huấn nâng cao năng lực, truyền thông tại cộng đồng và triển khai thử nghiệm hệ thống đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến, cơ sở dữ liệu Bảo trợ xã hội cho 2.711 lượt đại biểu là cán bộ, cộng tác viên, gia đình có người tâm thần, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí.

- Lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Tổ chức 27 lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trang bị kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng cho trên 500 lượt người; 84 lớp tập huấn truyền thông, trang bị kiến thức kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em. Phối hợp với Cục Trẻ em tổ chức 02 lớp tập huấn về thực hành bảo vệ trẻ em và kỹ năng thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại cho 587 lượt người.

- Lĩnh vực bình đẳng giới: Tổ chức 18 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác bình đẳng giới và trang bị kiến thức, kỹ năng phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; tổ chức Hội thảo tham vấn chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm. Phối hợp với Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội: Tổ chức 56 lớp tập huấn triển khai những điểm mới về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy, cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng và công tác phòng, chống mại dâm cho 3.072 lượt người.

b) Đánh giá chung về công tác phổ biến, tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Nhìn chung, công tác phổ biến, tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật tiếp tục được triển khai nghiêm túc tại các phòng nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc Sở. Hình thức PBGDPL đa dạng, phù hợp với điều kiện, tình hình địa bàn, đặc thù của cơ quan, đơn vị. Nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị về ý nghĩa, vai trò của công tác PBGDPL có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động phối hợp trong công tác PBGDPL giữa Sở LĐTBXH với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ngày càng chặt chẽ, thường xuyên hơn và đạt kết quả thiết thực. Qua đó, đã tạo sự chuyển biến tích cực về hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, người dân, thể hiện rõ hơn vị trí, vai trò của công tác PBGDPL trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật.

3. Việc tuân thủ pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

a) Tình hình tuân thủ pháp luật của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền

- Về tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)

Việc tổ chức triển khai, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý có vai trò rất quan trọng, nhằm hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật một cách kịp thời, thống nhất; góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức và nhân dân; hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo, ổn định tình hình chính trị trong toàn ngành. Các văn bản QPPL mới ban hành đều được Sở triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng nhằm hạn chế tình trạng hiểu nhầm, hiểu sai chính sách dẫn đến vi phạm pháp luật trong các ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Cụ thể:

- 100% các văn bản QPPL mới ban hành đều được Sở hướng dẫn, cụ thể hóa bằng văn bản để các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và người dân áp dụng thực hiện đúng quy định.

- Thường xuyên tiến hành rà soát, cập nhật, bổ sung hoàn chỉnh Hệ thống cơ sở dữ liệu văn bản QPPL của cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; cập nhật, đăng tải, công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở về các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết để người dân, doanh nghiệp thuận tiện tra cứu.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các hội thảo, hội nghị về công tác pháp chế ngành; tập huấn hướng dẫn, triển khai chính sách trong việc quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

- Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết văn bản QPPL: Các văn bản QPPL về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội nói chung, thuộc thẩm quyền quản lý của Sở nói riêng đã cơ bản đảm bảo chất lượng và tính kịp thời theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước ở địa phương.

b) Tình hình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân

Trong năm 2022 đã phối hợp với Thanh tra Bộ LĐTBXH thanh tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh, kết quả đã đình chỉ và thu hồi chế độ trợ cấp đối với 804 đối tượng; thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/07/2021 của Chính phủ, Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ tại 06 doanh nghiệp.

Thanh tra việc thực hiện chính sách đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học tại huyện Bá Thước, tạm đình chỉ chế độ trợ cấp của 15 đối tượng. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em tại 03 huyện, thị xã, thành phố và 06 trung tâm, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động, ATVSLĐ và BHXH tại 57 doanh nghiệp, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 02 doanh nghiệp với số tiền 45 triệu đồng. Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra tại 08 doanh nghiệp. Tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động theo phản ánh, xử phạt 03 doanh nghiệp với tổng số tiền 279 triệu đồng.

Điều tra 23 vụ tai nạn lao động, trong đó: 10 vụ tai nạn xảy ra trong năm 2021 và 13 vụ tai nạn xảy ra trong năm 2022; qua điều tra, thanh tra đã ban hành quyết định xử phạt 02 doanh nghiệp vi phạm quy định về an toàn lao động với tổng số tiền xử phạt là 125 triệu đồng. Xử lý vi phạm hành chính đối với 11 trường hợp người lao động vi phạm quy định về BHXH, BHTN với số tiền là 16 triệu đồng.

4. Nhận định chung về kết quả theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật

Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Sở LĐTBXH luôn đảm bảo tính linh hoạt, tăng cường tính thích ứng nhanh của chính sách lao động, người có công và xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội tiếp tục được Sở LĐTBXH chú trọng, tiến hành thường xuyên liên tục giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu nâng cao chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật.

 

<

Tin mới nhất

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng(24/07/2024 7:53 SA)

Về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động...(15/04/2024 3:54 CH)

Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp chăm lo đời sống cho người dân dịp Tết Nguyên đán(22/01/2024 2:10 CH)

Những dấu ấn bảo đảm an sinh xã hội năm 2023(02/01/2024 8:51 SA)

Mở ra “cánh cửa” mới(01/01/2024 9:03 SA)

Thư chúc mừng năm mới 2024 của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa(01/01/2024 8:56 SA)

Thông báo công khai Kế hoạch thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,...(30/12/2023 5:17 SA)

Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh năm 2024:...(29/12/2023 3:31 CH)

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Lao động, Người có công và Xã hội năm 2023, triển khai...(29/12/2023 3:25 CH)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
302 người đã bình chọn
°
797 người đang online