Những điểm sáng nổi bật trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội từ địa phương

Đăng ngày 01 - 01 - 2024
100%

(Molisa.gov.vn) - Tại Hội nghị, đại diện các địa phương tham gia phát biểu, thảo luận về công tác lao động, người có công và xã hội và bày tỏ sự nhất trí cao đối với kết quả mà ngành LĐTBXH đã đạt được trong năm 2023. Những điểm sáng nổi bật của các tỉnh phải kể đến như: Thành phố Hà Nội, Điện Biên, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh ….

 

Toàn cảnh Hội nghị

Hà Nội đạt và vượt kế hoạch đề ra

Tại điểm cầu Hà Nội, bà Bạch Liên Hương, Giám đốc Sở LĐTBXH cho biết năm qua Hà Nội đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Cụ thể, Hà Nội đã tạo việc làm mới cho trên 214 nghìn người, đạt 132,2% kế hoạch; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 2,97%; Tuyển sinh và đào tạo nghề cho 246.100 lượt người, vượt 107% kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,23%, vượt 0,03 điểm % so với kế hoạch đề ra từ đầu năm, tăng 1 điểm % so với năm 2022.

Đặc biệt, số hộ thoát nghèo đạt 227% kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,03% với 18/30 quận, huyện, thị xã không còn hộ nghèo.

Bên cạnh đó, công tác chăm lo các đối tượng chính sách người có công được đảm bảo, 100% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống người dân nơi cư trú.

“Kết quả vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trong năm vượt gần 02 lần kế hoạc; 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc trợ giúp bằng nhiều hình thức khác nhau; 80% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện; người cao tuổi và các đối tượng bảo trợ xã hội được Thành phố quan tâm, chăm lo chu đáo”, bà Hương chốt lại.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lắng nghe các tham luận từ các địa phương trình bày

TPHCM giải quyết việc làm cho hơn 315.797 lượt người

Tại điểm cầu TPHCM, Phó chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức cho biết, dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 nhưng TPHCM vẫn đạt được 70/70 chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành, trong đó nổi bật là việc giải quyết việc làm cho hơn 315.797 lượt người.

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng đông lao động gặp khó khăn phải cắt giảm lao động, thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tập trung thực hiện và đề ra các giải pháp để hỗ trợ cho người lao động bị giảm việc làm, mất việc làm nhằm ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó hỗ trợ giới thiệu việc làm, chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bị mất việc nhằm hạn chế việc đình công, ngừng việc tập thể đảm bảo mối quan hệ lao động hài hòa.

Triển khai có hiệu quả Đề án chuyển đổi số trên địa bàn Thành phố gắn với Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia; trong đó tập trung đến các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, trẻ em, người nghèo trong việc thực hiện cấp số định danh cá nhân để cập nhật thông tin đối tượng vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm xác lập theo quy định.

Thành phố đã thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, đảm bảo phường, xã, thị trấn được công nhận làm tốt công tác chăm sóc gia đình chính sách có công; 100% hộ gia đình chính sách có công đang hưởng chế độ theo Pháp lệnh ưu đãi Người có công có mức sống bằng hoặc khá hơn mức sống bình quân của khu dân cư nơi cư trú, cơ bản không còn hộ nghèo và hộ cận nghèo người có công theo tiêu chuẩn của Thành phố, đồng thời thành phố đã ban hành nhiều chính sách để nâng cao chế độ cho người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người lao động, trẻ em mồ côi do dịch Covid-19, các đối tượng bảo trợ xã hội và các chính sách an sinh xã hội khác liên quan.

Bắc Giang đầu tư mạnh cho giáo dục nghề nghiệp

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cho biết, các chỉ tiêu về an sinh xã hội tỉnh Bắc Giang cơ bản được thực hiện tốt, các chỉ tiêu, nhiệm vụ đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức; trong đó công tác Giáo dục nghề nghiệp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Tính đến nay, tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh là 33 cơ sở, trong đó 5 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp, 22 trung tâm và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Hội nghị trực tuyến đến 63 điểm cầu trên cả nước

Các chỉ tiêu cơ bản về đào tạo nghề vượt kế hoạch năm, trong năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã thực hiện tuyển sinh đào tạo nghề cho 29.546 người, đạt 101,9% chỉ tiêu kế hoạch năm 2023.

Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có bằng cấp, chứng chỉ ước đạt 33,6% (tăng 1,6% so với năm 2023). Trên 90% người học tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp và trên 80% người học tốt nghiệp trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên có việc làm phù hợp.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa công tác giáo dục nghề nghiệp, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu rà soát để ban hành một chính sách chung trong hỗ trợ đào tạo ngắn hạn cho các đối tượng để đảm bảo sự tập trung, thuận lợi trong triển khai thực hiện.

Vì hiện nay chính sách hỗ trợ trong đào tạo nghề cho các nhóm đối tượng như: người dân tộc, người có công, người nghèo, cận nghèo, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an, thanh niên tình nguyện, người chấp hành xong án phạt tù... được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Quyết định của Chính phủ, Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Bộ, liên Bộ.

Tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sớm có văn bản trả lời rõ cho các địa phương Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nào được sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo từ các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời có văn bản hướng dẫn rõ cách xác định đối tượng thụ hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề: “Người học nghề”, “Người lao động có thu nhập thấp”.

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, tham mưu cho Chính phủ ban hành mức hỗ trợ đào tạo nghề mới, cao hơn mức hỗ trợ đào tạo nghề đã quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg.

Điện Biên giải quyết dứt điểm, không còn hồ sơ người có công tồn đọng

Tại điểm cầu Điện Biên, ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết về những kết quả nổi bật trong việc thực hiện các Chính sách ưu đãi Người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Lò Văn Tiến, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang quản lý trên 16.000 hồ sơ người có công với cách mạng, trong đó có 1.039 đối tượng người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.

Trong những năm qua, công tác chăm sóc người có công với cách mạng của tỉnh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, và trực tiếp của Bộ LĐ-TBXH, sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh và đạt được những kết quả tích cực.

“Các chế độ, chính sách đối với Người có công, thân nhân người có công với cách mạng được chi trả kịp thời, đúng đối tượng; đời sống Người có công, thân nhân người có công với cách mạng không ngừng được quan tâm hỗ trợ; các nghĩa trang liệt sỹ, các đài tượng niệm liệt sỹ trên địa bàn tiếp tục duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, quản lý đảm bảo khang trang, sạch đẹp”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho hay.

Với nhiều nỗ lực, đến nay, Điện Biên có trên 98% hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Tỉnh đã triển khai mở 858/1.039 tài khoản ngân hàng, đạt 82,6% so với tổng số người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.

Đặc biệt, tỉnh Điện Biên đã thực hiện giải quyết dứt điểm, không còn hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công với cách mạng, không có đơn thư khiếu kiện liên quan đến giải quyết chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Thanh Hóa không còn tình trạng giảm giờ làm, nghỉ luân phiên

Tại điểm cầu Thanh Hóa, đại diện lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, năm 2023, ghi nhận những khó khăn, thách thức lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, giày da… bị ảnh hưởng do thiếu đơn hàng dẫn đến phải cắt, giảm lao động, việc làm. Trong bối cảnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành, các địa phương nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời có những giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn rà soát, thực hiện đúng các chế độ, chính sách cho người lao động.

Bằng những giải pháp được triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tình hình lao động - việc làm trên địa bàn tỉnh cơ bản đã ổn định; thị trường lao động cơ bản được phục hồi hơn so với năm 2021 và năm 2022, công tác giải quyết việc làm gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động luôn được chính quyền các địa phương quan tâm; đến nay, không còn tình trạng doanh nghiệp giảm giờ làm, cho người lao động nghỉ luân phiên, nhiều doanh nghiệp đã tuyển dụng lao động với số lượng lớn.

Năm 2023, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho khoảng 62.850 lao động, vượt 8,36% kế hoạch năm và tăng 5% so với cuối năm 2022; khoảng 40.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung vào các thị trường chủ yếu là: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…Nhiều địa phương có phong trào đi làm việc ở nước ngoài đã làm thay đổi diện mạo, góp phần xây dựng nông thôn mới.

4 điểm sáng của ngành LĐTBXH

Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan đánh giá 4 điểm sáng đáng trân trọng của ngành LĐTBXH trong năm 2023

Phát biểu tại Hội nghị, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan bày tỏ vui mừng và đánh giá cao các kết quả mà Bộ và các địa phương đạt được trong năm 2023. Theo nguyên Phó Chủ tịch nước, năm 2023 là năm bản lề với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến việc làm của người lao động nhưng ngành LĐTBXH vẫn đạt được 4 điểm sáng đáng trân trọng.

Trước hết, đối diện với nhiều khó khăn, toàn ngành LĐTBXH đã nỗ lực hết sức kết nối cung cầu giữa địa phương với Trung ương, giữa doanh nghiệp và người lao động để tỷ lệ người lao động có việc làm lại tăng lên. Bên cạnh đó, với các hoạt động của ngành bao trùm lên các lĩnh vực của đời sống xã hội và tập trung chăm lo cho người dân, tri ân các thế hệ liệt sĩ, toàn ngành LĐTBXH đã lần lượt có những điểm sáng trong công tác chăm sóc người có công; công tác giáo dục, đào tạo nghề; các hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Ngoài ra, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng gợi ý một số các vấn đề cần cải thiện thêm như chế độ chính sách cho người nghèo; tháo gỡ thị trường nguồn nhân lực để cải thiện chất lượng lao động, năng suất lao động; nghiên cứu kỹ hơn về độ tuổi lao động, độ tuổi nghỉ hưu; đưa chương trình hướng nghiệp vào đào tạo trong trường học; …

 

Toàn cảnh Hội nghị

Hà Nội đạt và vượt kế hoạch đề ra

Tại điểm cầu Hà Nội, bà Bạch Liên Hương, Giám đốc Sở LĐTBXH cho biết năm qua Hà Nội đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Cụ thể, Hà Nội đã tạo việc làm mới cho trên 214 nghìn người, đạt 132,2% kế hoạch; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 2,97%; Tuyển sinh và đào tạo nghề cho 246.100 lượt người, vượt 107% kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,23%, vượt 0,03 điểm % so với kế hoạch đề ra từ đầu năm, tăng 1 điểm % so với năm 2022.

Đặc biệt, số hộ thoát nghèo đạt 227% kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,03% với 18/30 quận, huyện, thị xã không còn hộ nghèo.

Bên cạnh đó, công tác chăm lo các đối tượng chính sách người có công được đảm bảo, 100% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống người dân nơi cư trú.

“Kết quả vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trong năm vượt gần 02 lần kế hoạc; 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc trợ giúp bằng nhiều hình thức khác nhau; 80% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện; người cao tuổi và các đối tượng bảo trợ xã hội được Thành phố quan tâm, chăm lo chu đáo”, bà Hương chốt lại.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lắng nghe các tham luận từ các địa phương trình bày

TPHCM giải quyết việc làm cho hơn 315.797 lượt người

Tại điểm cầu TPHCM, Phó chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức cho biết, dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 nhưng TPHCM vẫn đạt được 70/70 chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành, trong đó nổi bật là việc giải quyết việc làm cho hơn 315.797 lượt người.

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng đông lao động gặp khó khăn phải cắt giảm lao động, thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tập trung thực hiện và đề ra các giải pháp để hỗ trợ cho người lao động bị giảm việc làm, mất việc làm nhằm ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó hỗ trợ giới thiệu việc làm, chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bị mất việc nhằm hạn chế việc đình công, ngừng việc tập thể đảm bảo mối quan hệ lao động hài hòa.

Triển khai có hiệu quả Đề án chuyển đổi số trên địa bàn Thành phố gắn với Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia; trong đó tập trung đến các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, trẻ em, người nghèo trong việc thực hiện cấp số định danh cá nhân để cập nhật thông tin đối tượng vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm xác lập theo quy định.

Thành phố đã thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, đảm bảo phường, xã, thị trấn được công nhận làm tốt công tác chăm sóc gia đình chính sách có công; 100% hộ gia đình chính sách có công đang hưởng chế độ theo Pháp lệnh ưu đãi Người có công có mức sống bằng hoặc khá hơn mức sống bình quân của khu dân cư nơi cư trú, cơ bản không còn hộ nghèo và hộ cận nghèo người có công theo tiêu chuẩn của Thành phố, đồng thời thành phố đã ban hành nhiều chính sách để nâng cao chế độ cho người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người lao động, trẻ em mồ côi do dịch Covid-19, các đối tượng bảo trợ xã hội và các chính sách an sinh xã hội khác liên quan.

Bắc Giang đầu tư mạnh cho giáo dục nghề nghiệp

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cho biết, các chỉ tiêu về an sinh xã hội tỉnh Bắc Giang cơ bản được thực hiện tốt, các chỉ tiêu, nhiệm vụ đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức; trong đó công tác Giáo dục nghề nghiệp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Tính đến nay, tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh là 33 cơ sở, trong đó 5 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp, 22 trung tâm và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Hội nghị trực tuyến đến 63 điểm cầu trên cả nước

Các chỉ tiêu cơ bản về đào tạo nghề vượt kế hoạch năm, trong năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã thực hiện tuyển sinh đào tạo nghề cho 29.546 người, đạt 101,9% chỉ tiêu kế hoạch năm 2023.

Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có bằng cấp, chứng chỉ ước đạt 33,6% (tăng 1,6% so với năm 2023). Trên 90% người học tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp và trên 80% người học tốt nghiệp trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên có việc làm phù hợp.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa công tác giáo dục nghề nghiệp, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu rà soát để ban hành một chính sách chung trong hỗ trợ đào tạo ngắn hạn cho các đối tượng để đảm bảo sự tập trung, thuận lợi trong triển khai thực hiện.

Vì hiện nay chính sách hỗ trợ trong đào tạo nghề cho các nhóm đối tượng như: người dân tộc, người có công, người nghèo, cận nghèo, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an, thanh niên tình nguyện, người chấp hành xong án phạt tù... được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Quyết định của Chính phủ, Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Bộ, liên Bộ.

Tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sớm có văn bản trả lời rõ cho các địa phương Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nào được sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo từ các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời có văn bản hướng dẫn rõ cách xác định đối tượng thụ hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề: “Người học nghề”, “Người lao động có thu nhập thấp”.

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, tham mưu cho Chính phủ ban hành mức hỗ trợ đào tạo nghề mới, cao hơn mức hỗ trợ đào tạo nghề đã quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg.

Điện Biên giải quyết dứt điểm, không còn hồ sơ người có công tồn đọng

Tại điểm cầu Điện Biên, ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết về những kết quả nổi bật trong việc thực hiện các Chính sách ưu đãi Người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Lò Văn Tiến, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang quản lý trên 16.000 hồ sơ người có công với cách mạng, trong đó có 1.039 đối tượng người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.

Trong những năm qua, công tác chăm sóc người có công với cách mạng của tỉnh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, và trực tiếp của Bộ LĐ-TBXH, sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh và đạt được những kết quả tích cực.

“Các chế độ, chính sách đối với Người có công, thân nhân người có công với cách mạng được chi trả kịp thời, đúng đối tượng; đời sống Người có công, thân nhân người có công với cách mạng không ngừng được quan tâm hỗ trợ; các nghĩa trang liệt sỹ, các đài tượng niệm liệt sỹ trên địa bàn tiếp tục duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, quản lý đảm bảo khang trang, sạch đẹp”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho hay.

Với nhiều nỗ lực, đến nay, Điện Biên có trên 98% hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Tỉnh đã triển khai mở 858/1.039 tài khoản ngân hàng, đạt 82,6% so với tổng số người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.

Đặc biệt, tỉnh Điện Biên đã thực hiện giải quyết dứt điểm, không còn hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công với cách mạng, không có đơn thư khiếu kiện liên quan đến giải quyết chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Thanh Hóa không còn tình trạng giảm giờ làm, nghỉ luân phiên

Tại điểm cầu Thanh Hóa, đại diện lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, năm 2023, ghi nhận những khó khăn, thách thức lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, giày da… bị ảnh hưởng do thiếu đơn hàng dẫn đến phải cắt, giảm lao động, việc làm. Trong bối cảnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành, các địa phương nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời có những giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn rà soát, thực hiện đúng các chế độ, chính sách cho người lao động.

Bằng những giải pháp được triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tình hình lao động - việc làm trên địa bàn tỉnh cơ bản đã ổn định; thị trường lao động cơ bản được phục hồi hơn so với năm 2021 và năm 2022, công tác giải quyết việc làm gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động luôn được chính quyền các địa phương quan tâm; đến nay, không còn tình trạng doanh nghiệp giảm giờ làm, cho người lao động nghỉ luân phiên, nhiều doanh nghiệp đã tuyển dụng lao động với số lượng lớn.

Năm 2023, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho khoảng 62.850 lao động, vượt 8,36% kế hoạch năm và tăng 5% so với cuối năm 2022; khoảng 40.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung vào các thị trường chủ yếu là: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…Nhiều địa phương có phong trào đi làm việc ở nước ngoài đã làm thay đổi diện mạo, góp phần xây dựng nông thôn mới.

4 điểm sáng của ngành LĐTBXH

Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan đánh giá 4 điểm sáng đáng trân trọng của ngành LĐTBXH trong năm 2023

Phát biểu tại Hội nghị, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan bày tỏ vui mừng và đánh giá cao các kết quả mà Bộ và các địa phương đạt được trong năm 2023. Theo nguyên Phó Chủ tịch nước, năm 2023 là năm bản lề với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến việc làm của người lao động nhưng ngành LĐTBXH vẫn đạt được 4 điểm sáng đáng trân trọng.

Trước hết, đối diện với nhiều khó khăn, toàn ngành LĐTBXH đã nỗ lực hết sức kết nối cung cầu giữa địa phương với Trung ương, giữa doanh nghiệp và người lao động để tỷ lệ người lao động có việc làm lại tăng lên. Bên cạnh đó, với các hoạt động của ngành bao trùm lên các lĩnh vực của đời sống xã hội và tập trung chăm lo cho người dân, tri ân các thế hệ liệt sĩ, toàn ngành LĐTBXH đã lần lượt có những điểm sáng trong công tác chăm sóc người có công; công tác giáo dục, đào tạo nghề; các hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Ngoài ra, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng gợi ý một số các vấn đề cần cải thiện thêm như chế độ chính sách cho người nghèo; tháo gỡ thị trường nguồn nhân lực để cải thiện chất lượng lao động, năng suất lao động; nghiên cứu kỹ hơn về độ tuổi lao động, độ tuổi nghỉ hưu; đưa chương trình hướng nghiệp vào đào tạo trong trường học; …

 

<

Tin mới nhất

Thanh Hoá: Bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm ở nước ngoài(16/09/2024 7:27 SA)

Thăm, tặng quà các gia đình có nạn nhân bị tai nạn lao động tại Thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung,...(09/05/2024 1:49 CH)

Những điểm sáng nổi bật trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội từ địa phương(01/01/2024 1:53 SA)

Kỳ thi Tiếng Hàn cho người lao động theo chương trình EPS trong ngành đóng tàu(18/10/2023 3:07 CH)

Diễn đàn Người lao động năm 2023: "Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động...(02/08/2023 10:29 SA)

Thăm, tặng quà cho các gia đình có nạn nhân bị tai nạn lao động tại thị xã Nghi Sơn, huyện huyện...(10/05/2023 2:11 CH)

Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2023(06/05/2023 8:52 SA)

Ngày hội việc làm huyện Quan Hóa: Kết nối, hỗ trợ việc làm cho doanh nghiệp và người lao động(24/04/2023 3:13 CH)

Tổng kết công các an toàn, vệ sinh lao động năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023 và Kế hoạch...(21/04/2023 10:25 SA)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
305 người đã bình chọn
°
2449 người đang online