PHÒNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 

Theo Quyết định số 107/QĐ-SLĐTBXH ngày 03/4/2019 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giáo dục nghề nghiệp như sau:

1. Chức năng

Là phòng nghiệp vụ thuộc Sở, có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2. Nhiệm vụ

2.1. Tham mưu, trình lãnh đạo Sở

- Dự thảo trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt các kế hoạch dài hạn, 05 năm và hằng năm; các chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành thuộc lĩnh vực được phân công;

- Chương trình, kế hoạch hằng tháng, quý, năm, giai đoạn; văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của Bộ LĐTBXH về đào tạo nghề theo quy định của pháp luật.

2.2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật

a) Về giáo dục nghề nghiệp

- Quản lý danh mục đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Hướng dẫn thực hiện quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng;

- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng chương trình, giáo trình đào tạo; xác định chỉ tiêu và quy chế tuyển sinh, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ. Kiểm tra các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trong việc cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài; đào tạo liên thông và liên kết đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Hướng dẫn việc thực hiện các chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; chương trình chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng; chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn và việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; học nghề, tập nghề trong doanh nghiệp;

- Tổ chức thực hiện quy định về đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề trong doanh nghiệp; về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ và các đối tượng chính sách khác theo quy định.

b) Về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

- Tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề để dạy thực hành cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền; quản lý và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên;

- Hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo và người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện quy chế đánh giá viên chức giáo dục nghề nghiệp;

- Hướng dẫn và tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp cơ sở, cấp tỉnh và tham gia hội giảng cấp quốc gia.

c) Về công tác học sinh, sinh viên

- Hướng dẫn việc thực hiện quy chế công tác học sinh sinh viên; việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp và công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa, thẩm mỹ cho học sinh sinh viên; công tác giáo dục thể chất, y tế, thi đua - khen thưởng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Tổ chức thực hiện chính sách tín dụng học sinh sinh viên, học bổng từ ngân sách nhà nước; việc quản lý học phí, chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề nghiệp và các chính sách khác đối với người học các chương trình giáo dục nghề nghiệp;

- Quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh và sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên; tham gia hội thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao học sinh, sinh viên cấp quốc gia.

d) Về cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo

- Xây dựng và trình phê duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật; định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng đối với các ngành nghề do địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo.

- Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu của từng ngành, nghề; mức tiêu hao vật tư, thiết bị trong quá trình đào tạo cho từng ngành, nghề theo các cấp trình độ đào tạo;

- Hướng dẫn tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp cơ sở; tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh và tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp quốc gia.

e) Về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

- Hướng dẫn thực hiện các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

- Hướng dẫn tổ chức thực hiện hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp; việc tự đánh giá chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

f) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

g) Hướng dẫn thi tay nghề cấp cơ sở; tổ chức Hội thi tay nghề cấp tỉnh, tham gia Hội thi tay nghề quốc gia.

h) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

i) Hướng dẫn thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức khác; công nhận hội đồng quản trị của trường trung cấp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài.

k) Kiểm tra việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các hoạt động liên doanh, liên kết với nước ngoài; đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; việc công nhận, không công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài; các hoạt động khác thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

l) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với Phòng LĐTBXH thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố và chức danh chuyên môn thuộc UBND các xã, phường, thị trấn.

m) Quản lý việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

n) Thực hiện công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Sơ kết, tổng kết, báo cáo thường xuyên định kỳ, đột xuất và kịp thời tổng hợp đánh giá các phong trào, mô hình, điển hình tiên tiến về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

o) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Sở.

II. LÃNH ĐẠO PHÒNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

TRƯỞNG PHÒNG TRỊNH THỊ MINH HƯỜNG

Email:    huongttm.sldtbxh@thanhhoa.gov.vn

Điện thoại:   0913.767.192

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG NGÔ XUÂN LƯU

Điện thoại: 0944.583.679

Email: luunx.sldtbxh@thanhhoa.gov.vn