Đoàn Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa giành thành tích cao tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VI, năm 2019

Đăng ngày 25 - 09 - 2019
100%

Sau 4 ngày tranh tài (từ ngày 08/9 đến ngày 11/9/2019) tại Hội Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VI, năm 2019 được tổ chức tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Đoàn Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã đạt được thành tích cao nhất sau nhiều lần tham dự như: Đạt giải Ba toàn đoàn; 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 03 giải Ba và 04 giải Khuyến khích.

Đồng chí Lý Văn Chương - Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp - Phó trưởng đoàn Thanh Hóa nhận giải Ba toàn đoàn)

Hội thi thiết bị tự làm được tổ chức định kỳ ba năm một lần, thể hiện sự sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, học sinh, sinh viên và cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp với các sản phẩm đặc trưng mang tính ứng dụng thực tiễn cao vào công tác giảng dạy.

Hội thi năm nay được đánh giá là có số đơn vị và thiết bị tham gia cao nhất từ trước đến nay với 58 tỉnh, thành trong toàn quốc tham gia với tổng số thiết bị đăng ký dự thi là 396 thiết bị của 216 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các thiết bị dự thi, gồm: dụng cụ, mô hình, thiết bị, phần mềm… phục vụ cho đào tạo, tập trung ở bốn nhóm nghề; Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ Kỹ thuật cơ khí; Máy tính và Công nghệ thông tin và nhóm nghề tổng hợp (gồm các thiết bị của các nghề: y tế, xử lý nước thải, nuôi trồng thủy sản, thú y, kỹ thuật xây dựng, du lịch, khách sạn, nhà hàng, sản xuất chế biến,...). Thông qua hội thi, ban tổ chức sẽ lựa chọn các thiết bị đào tạo tự làm có chất lượng để phổ biến nhân rộng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong cả nước, góp phần phát huy hiệu quả về chất lượng đào tạo.

Tác giả, nhóm tác giả dự thi đều là những nhà giáo có kỹ năng nghề cao, từng thiết kế, chế tạo thành công những sản phẩm đạt chất lượng cao và đang áp dụng cho công tác đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Việc chấm thi được tiến hành công khai, giữa các giám khảo không có sự tranh luận để thống nhất ý kiến mà cho điểm độc lập bằng phương pháp bỏ phiếu kín, kết quả chỉ được công bố trong lễ bế mạc hội thi. Để đảm bảo công bằng trong chấm thi, danh sách cán bộ chấm thi đối với từng loại thiết bị được giữ kín thông tin cho đến sát thời điểm tổ chức chấm thi.

Sau 4 ngày tranh tài (từ ngày 08/9 đến ngày 11/9/2019) tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VI, năm 2019 được tổ chức tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Đoàn Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã đạt được thành tích cao nhất sau nhiều lần tham dự như: Đạt giải Ba toàn đoàn; 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 03 giải Ba và 04 giải Khuyến khích.

Có được thành tích nổi bật như trên, ngoài sự nỗ lực, quyết tâm nghiên cứu khoa học của các thầy, cô giáo trong nhà trường và doanh nghiệp có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì thành công của Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh của Thanh Hóa đã góp phần vào thành tựu nội bật tại Hội thi toàn quốc lần này. Tại Hội thi cấp tỉnh, Thanh Hóa đã lựa chọn 10/16 thiết bị, mô hình của 10 tác giả và nhóm tác giả (31 người). Trong đó: 07 thiết bị của 03 trường cao đẳng; 01 thiết bị của 01 trường trung cấp; 01 thiết bị của 01 trung tâm GDNN-GDTX; 01 thiết bị của 01 doanh nghiệp có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp để tham gia dự thi toàn quốc. Quá trình chuẩn bị tham gia Hội thi toàn quốc của các đơn vị được lựa chọn luôn có sự tham gia đóng góp ý kiến liên tục của các chuyên gia nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng các mô hình, thiết bị, bài thuyết trình, bản thuyết minh... để chuẩn bị tham gia Hội thi toàn quốc.

Với sự nỗ lực, cố gắng Đoàn Thanh Hóa tham gia và đoạt các giải tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VI, năm 2019 như sau:

- Giải toàn đoàn: Đạt giải 3 toàn đoàn.

- Giải cá nhân: 10/10 thiết bị tham gia đều đạt giải, cụ thể:

+ Giải Nhất: 01 giải.

Mô hình chăn nuôi gà thịt khép kín của tác giả Bùi Văn Lợi cùng 04 đồng tác giả thuộc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyện huyện Hậu Lộc.

+ Giải Nhì: 02 giải.

Mô hình điều khiển, giám sát các trạm cơ điện tử kết nối Profibus trên thiết bị Smart của tác giả Hoàng Tuấn Anh, Vũ Văn Quang thuộc Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa.

Mô hình trang bị điện cầu trục của tác giả Đặng Văn Cường cùng 02 đồng tác giả thuộc Trường CĐN số 4 - cơ sở đào tạo Thanh Hóa.

+ Giải Ba: 03 giải.

Bộ thiết bị đào tạo hộp số tự động vô cấp CVT xe Toyota của tác giả Trịnh Đình Chung cùng 02 đồng tác giả thuộc Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa.

Mô hình hệ thống nâng - hạ kính và khóa cửa điện trên ô tô của tác giả Nguyễn Văn Lợi cùng 02 đồng tác giả thuộc Trường CĐN số 4 - cơ sở đào tạo Thanh Hóa.

Mô hình thực hành kiểm nghiệm hệ thống lạnh có thu hồi gas của tác giả Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Nam thuộc Trường CĐN Nghi Sơn Thanh Hóa.

+ Giải Khuyến khích: 04 giải, gồm: Mô hình dạy học ứng dụng PLC-HMI-biến tần trong điều khiển điện công nghiệp của tác giả Nguyễn Văn Truyền cùng 02 đồng tác giả thuộc Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa; Mô hình chi tiết máy làm đá viên của tác giả Nguyễn Hữu Hòa, Lê Ngọc Lực thuộc Trường CĐN số 4 - cơ sở đào tạo Thanh Hóa;  Thiết bị hàn MAG tự động của tác giả Đỗ Văn Ánh cùng 02 đồng tác giả thuộc Trường TCN Bỉm Sơn Thanh Hóa; Mô hình trạm phân loại sản phẩm của tác giả Phạm Văn Phương cùng 02 đồng tác giả thuộc Công ty TNHH tự động hóa Bắc Miền Trung (doanh nghiệp có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp).

Theo đánh giá của Ban tổ chức thì hầu hết các thiết bị dự thi đều sử dụng vật tư dễ tìm, kết hợp với sự sáng tạo của các thầy cô giáo trong việc ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình thiết kế, sản xuất thiết bị đào tạo. Điều này đem đến tính khả thi cao trong việc nhân rộng kết quả tự làm thiết bị, nâng cao chất lượng và khả năng ứng dụng của thiết bị, tăng hiệu quả sử dụng cũng như hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư trang thiết bị đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hội thi lần này đã có sự chuyển biến tích cực về chất lượng, phong phú về nhóm nghề đào tạo và đa dạng về thể loại thiết bị, từ đồ dùng, mô hình dạy học đơn giản đến các thiết bị ứng dụng kỹ thuật vi xử lý, lập trình phức tạp. Sự đa dạng của thiết bị tự làm tại Hội thi năm nay một lần nữa chứng tỏ thiết bị đào tạo tự làm thực sự trở thành cầu nối giữa thực tiễn khoa học và đào tạo, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong các cơ sở đào tạo.

<

Tin mới nhất

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh - thực trạng...(18/10/2023 4:26 SA)

Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng về công nghệ thông tin trong hoạt động chuyển đổi số tại các trường...(14/07/2023 1:50 CH)

Công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục nghề nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã...(26/06/2023 4:32 SA)

Liên kết 3 “nhà”: Hướng đi tất yếu(08/05/2023 4:42 CH)

NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP, TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CHO HSSV NĂM 2023 TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ...(17/04/2023 2:02 CH)

Ký kết hợp tác ngành Lao động, Thương binh và Xã hội của 3 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Tĩnh(04/04/2023 7:55 SA)

Lễ xuất cảnh khóa 1 Dự án dịch chuyển lao động quốc tế gắn với đào tạo kỹ năng nghề giữa Tập đoàn...(08/11/2022 10:51 SA)

Thanh Hóa có 02 thiết bị đạt giải cao tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc năm 2022(19/10/2022 2:35 CH)

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa ký kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực với Tập đoàn Sun Group(03/08/2022 4:54 CH)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
279 người đã bình chọn
°
530 người đang online