Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 36/2018/TT-BLĐTBXH

Ngày 26/12/2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 36/2018/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn thực hiện lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em.

         

Ảnh minh họa

            Theo đó: Đối tượng áp dụng của Thông tư: áp dụng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp (sau đây gọi là cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản) trong quá trình xây dựng văn bản về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em; Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và trẻ em tham gia lấy ý kiến.

            * Các nguyên tắc lấy ý kiến của trẻ em: Phải bảo đảm để trẻ em tham gia tự nguyện, chủ động, phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em; không phân biệt đối xử, không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ hoặc không bày tỏ ý kiến, nguyện vọng; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em khi tham gia lấy ý kiến, v.v…

            * Các quy trình lấy ý kiến của trẻ em: Chuẩn bị lấy ý kiến của trẻ em; Tổ chức lấy ý kiến của trẻ em; Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của trẻ emThông tin, phản hồi ý kiến của trẻ em.

            * Các Bước chuẩn bị lấy ý kiến của trẻ em: dự thảo quy định gồm xác định những nội dung cần lấy ý kiến của trẻ em; xây dựng bộ công cụ lấy ý kiến của trẻ em bảo đảm khoa học, ngắn gọn, đơn giản và phù hợp với hình thức lấy ý kiến của trẻ em, v.v…

            * Các hình thức tổ chức lấy ý kiến của trẻ em gồm: Phiếu lấy ý kiến của trẻ em; diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua điện thoại; thông qua môi trường mạng, v.v…

            Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2019. Chi tiết xem  tại đây.

Lê Tuyết - Phòng TE&BĐG