Kết quả nổi bật của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022

Đăng ngày 30 - 12 - 2022
100%

Thực hiện Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 05/2/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022; trong năm 2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, qua đó đạt được nhiều kết quả nổi bật, cụ thể như sau:

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao

Ngay từ đầu năm 2022, Sở LĐTBXH đã bám sát các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh để xây dựng và ban hành 09 Kế hoạch triển khai thực hiện công tác PBGDPL thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; đồng thời, Sở LĐTBXH tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của Trung ương và của tỉnh về thực hiện công tác PBGDPL.

Sở LĐTBXH đã tích cực phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành thành viên của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh xây dựng và tham mưu trình Chủ tịch Hội đồng xem xét ban hành Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh năm 2022. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các phòng nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc Sở đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, trong đó: Tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; chú trọng tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo, ven biển và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật, phòng ngừa, hạn chế các hành vi phạm pháp luật và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành đã đề ra trong năm 2022. Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Tháng hành động vì Người cao tuổi; Tháng hành động vì trẻ em; Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh.

2. Công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật

2.1. Việc hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác PBGDPL

Đã ban hành 26 văn bản để hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác PBGDPL.

2.2. Việc ban hành Kế hoạch kiểm tra việc tổ chức thực hiện PBGDPL

Đã ban hành 13 Kế hoạch và 08 Quyết định để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện PBGDPL thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Củng cố, kiện toàn về tổ chức, đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Hiện nay, đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh của Sở LĐTBXH gồm 10 người (theo Quyết định số 3750/QĐ-UBND ngày 28/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công nhận Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh); thành viên tham gia Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh gồm: 01 Phó Giám đốc Sở là Phó Chủ tịch Hội đồng và 01 Thư ký thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc; Bộ phận làm công tác theo dõi thi hành pháp luật tại Văn phòng Sở gồm 02 cán bộ kiêm nhiệm (Phó Chánh Văn phòng Sở phụ trách công tác pháp chế và Chuyên viên tổng hợp). Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác PBGDPL, bảo đảm sự phối hợp, tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL, hằng năm Sở LĐTBXH đã quan tâm, tạo điều kiện cử cán bộ tham gia các hội nghị quán triệt, triển khai văn bản pháp luật mới theo Kế hoạch PBGDPL của UBND tỉnh và Hội đồng PBGDPL tỉnh.

2. Kết quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

2.1. Các hình thức, biện pháp PBGDPL, nội dung tuyên truyền PBGDPL

a) Hoạt động tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho đội ngũ làm công tác PBGDPL

Trong năm đã tổ chức và phối hợp tổ chức 231 lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, cụ thể như sau:

- Lĩnh vực lao động - việc làm: Tổ chức 03 lớp tập huấn an toàn, vệ sinh lao động cho 179 người sử dụng lao động, cán bộ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động, cán bộ phụ trách bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp. Phối hợp với Cục An toàn lao động tổ chức lớp tập huấn an toàn, vệ sinh lao động cho 100 người. Tỏ chức 03 lớp tập huấn cho thành viên hội đồng trọng tài lao động và hòa giải viên lao động với 140 người.

- Lĩnh vực người có công: Tổ chức 03 lớp tập huấn hướng dẫn triển khai thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng cho 559 cán bộ làm công tác lao động, người có công và xã hội cấp xã.

- Lĩnh vực trợ giúp xã hội: Tổ chức 35 lớp tập huấn nâng cao năng lực, truyền thông tại cộng đồng và triển khai thử nghiệm hệ thống đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến, cơ sở dữ liệu Bảo trợ xã hội cho 2.711 lượt đại biểu là cán bộ, cộng tác viên, gia đình có người tâm thần, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí.

- Lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Tổ chức 27 lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trang bị kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng cho trên 500 lượt người; 84 lớp tập huấn truyền thông, trang bị kiến thức kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em. Phối hợp với Cục Trẻ em tổ chức 02 lớp tập huấn về thực hành bảo vệ trẻ em và kỹ năng thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại cho 587 lượt người.

- Lĩnh vực bình đẳng giới: Tổ chức 18 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác bình đẳng giới và trang bị kiến thức, kỹ năng phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; tổ chức Hội thảo tham vấn chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm. Phối hợp với Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội: Tổ chức 56 lớp tập huấn triển khai những điểm mới về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy, cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng và công tác phòng, chống mại dâm cho 3.072 lượt người.

b) Hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật

Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động tỉnh năm 2022” với gần 300 người lao động tham gia; tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ với sự tham gia của hơn 600 đại biểu; tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em cấp tỉnh năm 2022 với sự tham gia của hơn 450 đại biểu. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh với sự tham gia của 300 đại biểu; tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông phòng, chống đuối nước trẻ em tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Thông tin và Du lịch huyện Nông Cống với gần 500 đại biểu tham dự. Phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức diễn đàn “Tuyên truyền phòng, chống ma túy trong Đoàn viên thanh niên”.

Xây dựng phóng sự về chủ đề, thông điệp của Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động và Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; phối hợp với các cơ quan báo chí đưa hơn 250 tin, bài về phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em. Vận động 03 nhà mạng (Vinaphone, Mobifone, Viettel) hỗ trợ gửi tin nhắn tới 3.003.940 thuê bao sử dụng điện thoại di động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em.

Chỉ đạo tổ chức trên 55 phiên giao dịch việc làm, Hội nghị tư vấn việc làm tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho 21.496 lượt người lao động. Tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội tại 10 trường THPT và 02 cơ sở GDNN với sự tham gia của trên 16.000 học sinh, học viên, giáo viên, giảng viên.

Tổ chức in, cấp phát 15.000 tờ rơi tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022; 20 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động. In ấn 2.700 sổ tay hướng dẫn kỹ năng thuộc chương trình rối nhiễu tâm trí và chương trình công tác xã hội. Thực hiện treo 80 băng-rôn, khẩu hiệu, lắp đặt 06 pa-nô, cấp phát 30.000 tờ rơi với nội dung tuyên truyền nhân Tháng hành động vì trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; làm 90 biển cảnh báo, biển cấm phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Treo 60 băng-rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về chủ đề, các thông điệp của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; sản xuất và lắp đặt 05 pa-nô tuyên truyền về bình đẳng giới. Lắp đặt 45 pa-nô, treo 80 băng rôn, cấp phát 65.000 tờ rơi tuyên truyền về phòng, chống mại dâm, phòng, chống ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện.

Ngoài ra, Sở LĐTBXH cũng thường xuyên cập nhật, đăng tải các tin, bài có nội dung liên quan đến các văn bản QPPL mới ban hành, các văn bản QPPL quan trọng còn hiệu lực thi hành về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên Trang thông tin điện tử của Sở và các đơn vị trực thuộc. Đồng thời, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở khai thác và sử dụng có hiệu quả Tủ sách pháp luật giúp công chức, viên chức, người lao động nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tế một cách đầy đủ, có hệ thống, chính xác và thống nhất.

2.2. Triển khai Ngày pháp luật Việt Nam năm 2022 (ngày 09/11)

Thực hiện nội dung Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh để Ngày pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được triển khai đồng bộ, thống nhất và đạt hiệu quả thiết thực, Sở LĐTBXH đã ban hành Kế hoạch số 106/KH-SLĐTBXH ngày 12/10/2022 tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2022 và Công văn số 4238/SLĐTBXH-GDNN ngày 19/10/2022 chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai các hoạt động nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11/2022.

Kết quả đạt được:

Trong tháng cao điểm hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2022 tại cơ quan Văn phòng Sở LĐTXBH, các đơn vị trực thuộc Sở đã tổ chức treo băng zôn - khẩu hiệu tuyên truyền tại cổng, khuôn viên cơ quan, theo nội dung các khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Pháp luật năm 2022. Thực hiện đăng tải 04 bản tin trên Trang thông tin phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh, đồng thời, thường xuyên tổ chức đăng tải các nội dung tuyên truyền về Ngày Pháp luật trên Bảng tin nội bộ, Trang thông tin điện tử, Zalo, Facebook của Sở và các đơn vị trực thuộc Sở.

Bên cạnh đó, 100% các cơ sở giáo giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 với các nội dung như: Treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền về Ngày Pháp luật tại khuôn viên Nhà trường; tổ chức hoạt động thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật, hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, sinh viên. Đẩy mạnh giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật. Đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật chính khóa, các mô hình trực quan, tình huống pháp lý thực tiễn trong giảng dạy cho học sinh, sinh viên. Nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các phương tiện, thiết bị hỗ trợ dạy học môn pháp luật; tìm hiểu pháp luật thông qua mạng Internet.

3. Công tác phối hợp PBGDPL

Sở LĐTBXH đã tích cực phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành thành viên của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh xây dựng và tham mưu trình Chủ tịch Hội đồng xem xét ban hành Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh hằng năm. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các phòng nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc Sở đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo, ven biển và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật, phòng ngừa, hạn chế các hành vi phạm pháp luật và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành đã đề ra hằng năm.

Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tổ chức đợt tuyên truyền, xây dựng các chuyên đề, chuyên mục về các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, tuyên truyền các điển hình tiên tiến làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn tỉnh; xây dựng phim tài liệu “75 năm công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”; tổ chức Triển lãm chuyên đề “75 năm đền ơn, đáp nghĩa”. Phối hợp với Báo Thanh Hóa đưa trên trên 150 tin, bài, ảnh tuyên truyền kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Phối hợp với Bảo tàng tỉnh trưng bày các tư liệu, hình ảnh về chủ đề kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ. Phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức trang trưng bày và giới thiệu sách về đề tài thương binh liệt sĩ và người có công với cách mạng. Phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh tổ chức đợt phim có nội dung ca ngợi những tấm gương thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng vượt khó vươn lên, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước.

4. Mô hình PBGDPL hay, cách làm hiệu quả

- Trong năm 2022, đã triển khai vận động 03 nhà mạng gồm: Viễn thông Thanh Hóa, Mobifone Thanh Hóa, Viettel Thanh Hóa hỗ trợ gửi tin nhắn hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em tới 3.003.940 thuê bao sử dụng điện thoại di động trong toàn mạng lưới trên phạm vi toàn tỉnh.

- Đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền PBGDPL về phòng, chống tệ nạn xã hội bằng hình thức sân khấu hóa, cụ thể: đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội tại 10 trường THPT và 02 cơ sở GDNN với sự tham gia của trên 15.000 học sinh, học viên và gần 1.000 cán bộ, giáo viên, giảng viên.

- Tổ chức lồng ghép tuyên tuyền PBGDPL về lao động và tư vấn việc làm, tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp thông qua 55 phiên giao dịch việc làm, Hội nghị tư vấn việc làm cho 21.496 lượt người lao động.

- Triển khai, áp dụng và duy trì có hiệu quả hoạt động của mô hình trung tâm dịch vụ một cửa OSSC hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới - “Ngôi nhà Ánh Dương Thanh Hóa” (tỉnh Thanh Hóa là một trong những tỉnh đầu tiên trên cả nước triển khai, áp dụng mô hình này). Duy trì thực hiện công tác tư vấn, kết nối dịch vụ xã hội cho gần 2.000 lượt đối tượng yếu thế tại cộng đồng qua tổng đài 18001744; tiếp tục thực hiện tư vấn, hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em qua tổng đài quốc gia 111; tư vấn cá nhân cho người là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng.

5. Kinh phí phục vụ cho công tác PBGDPL

Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đều sử dụng nguồn ngân sách lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch chuyên môn của Sở; ước tính trong năm 2022 đã bố trí trên 5,5 tỷ đồng để tổ chức các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật và tuyên truyền, PBGDPL.

 

<

Tin mới nhất

Về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động...(15/04/2024 3:54 CH)

Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp chăm lo đời sống cho người dân dịp Tết Nguyên đán(22/01/2024 2:10 CH)

Những dấu ấn bảo đảm an sinh xã hội năm 2023(02/01/2024 8:51 SA)

Mở ra “cánh cửa” mới(01/01/2024 9:03 SA)

Thư chúc mừng năm mới 2024 của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa(01/01/2024 8:56 SA)

Thông báo công khai Kế hoạch thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,...(30/12/2023 5:17 SA)

Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh năm 2024:...(29/12/2023 3:31 CH)

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Lao động, Người có công và Xã hội năm 2023, triển khai...(29/12/2023 3:25 CH)

Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...(29/12/2023 3:22 CH)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
279 người đã bình chọn
°
2053 người đang online