Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em

Đăng ngày 03 - 10 - 2016
100%

Sự tham gia của trẻ là quá trình trẻ được tiếp nhận thông tin, được tôn trọng, được hỗ trợ để có thể bày tỏ ý kiến, nhu cầu, nguyện vọng tham gia vào quá trình bàn bạc và quyết định các hoạt động có liên quan đến trẻ em phù hợp vào năng lực, hoàn cảnh và lợi ích tốt nhất của trẻ.

Diễn đàn trẻ em – Mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu về quyền trẻ em, có thể chia mức độ tham gia của trẻ em theo mười thang bậc, đó là: Trẻ em là người bị điều khiển; Tham gia với hình thức trang trí; Tham gia với hình thức tượng trưng; Trẻ được giao nhiệm vụ và được thông báo; Trẻ em được hỏi ý kiến và được thông báo; Người lớn khởi xướng, quyết định cùng trẻ em; Trẻ em khởi xướng và được chỉ dẫn; Trẻ em khởi xướng cùng người lớn quyết định; Trẻ em thiết kế quản lý, người lớn có mặt để sẵn sàng giúp đỡ và ở cấp độ cao nhất là trẻ em điều khiển hoàn toàn.

Trẻ em được tham gia vào các hoạt động sẽ giúp trẻ điều chỉnh hành vi, tự tin vào bản thân; trẻ em được bộc lộ khẳng định mình, phát huy tính sáng tạo của trẻ; tạo cơ hội cho trẻ hoà nhập và học hỏi các bạn khác. Để phát huy quyền tham gia của trẻ em, cần thực hiện tốt một nội dung sau đây:

Thứ nhất, phải có một cách làm việc đạo đức, minh bạch và trung thực trong quá trình làm việc với trẻ. Để đạt được điều đó, trẻ em phải được tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm và được người lớn coi trọng và xem xét một cách nghiêm túc; Cần xác định mục đích rõ ràng về sự tham gia của trẻ em; Giúp cho trẻ em hiểu rõ ảnh hưởng của mình trong việc ra quyết định và biết rõ ai là người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng; Trẻ em, người lớn và những người có liên quan cần phải cùng nhau xác định, hiểu và thống nhất về vai trò và trách nhiệm của tất cả mọi người tham gia; Định hướng mục tiêu rõ ràng và có sự đồng ý của trẻ em; Trẻ em phải được cung cấp và được tiếp cận với các thông tin phù hợp về sự tham gia của mình; Cho trẻ em có thời gian để cân nhắc và quyết định các em có muốn tham gia hay không; Dựa trên nguyên tắc dân chủ và không phân biệt đối xử để lựa chọn đại diện trẻ tham gia.

Thứ hai, sự tham gia của trẻ em là phù hợp và tự nguyện. Trên cơ sở đó, phải xác định vấn đề, chủ đề phù hợp với trẻ; Trẻ em tham gia vào việc xây dựng tiêu chí lựa chọn và đề cử đại diện tham gia; các em được cung cấp đầy đủ thông tin và được hỗ trợ để có thể đưa ra quyết định có cơ sở về sự tham gia của mình; phải luôn định hướng sự tham gia của trẻ em là tự nguyện và trẻ có thể chấm dứt tham gia bất cứ lúc nào các em muốn; Trẻ em phải được tham gia theo cách thức, mức độ và cường độ phù hợp với khả năng và sở thích của mình; Phải tôn trọng và đảm bảo thời gian làm các công việc khác của trẻ (đi học, làm việc nhà v.v…).

Thứ ba, cần tạo dựng một môi trường thân thiện, khuyến khích sự tham gia của trẻ em. Để đạt được điều này, sự tham gia của trẻ phải góp phần xây dựng sự tự tin, tự trọng của trẻ; Cần sử dụng phương pháp phù hợp với độ tuổi, sự trưởng thành và khả năng đang phát triển của trẻ; Dự phòng thời gian và nguồn lực đủ để trẻ có thể tham gia; Nâng cao nhận thức cho người lớn về giá trị của sự tham gia của trẻ; Hỗ trợ phát triển kỹ năng tham gia; Lựa chọn các địa điểm thân thiện để cho trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin khi sinh hoạt và có các dụng cụ, thiết bị trẻ cần, lưu ý cung cấp các dụng cụ, thiết bị cho trẻ khuyết tật. Đặc biệt là trẻ em được tiếp cận và được cung cấp thông tin theo ngôn ngữ của trẻ.

Thứ tư, luôn tạo cơ hội tham gia bình đẳng cho mọi trẻ em. Sự quan trọng hàng đầu đó là luôn ghi nhớ tất cả trẻ em có cơ hội bình đẳng để tham gia và không bị phân biệt đối xử bởi tuổi tác, giới tính, khả năng, ngôn ngữ, vị thế xã hội, dân tộc, vị trí địa lý v.v…; Phải xác định sự tham gia của trẻ em nhằm hướng tới hoà nhập mọi trẻ em chứ không phải chỉ cho một số ít trẻ; Cần linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và hoàn cảnh của từng nhóm trẻ khác nhau, phải thường xuyên xem xét lại những vấn đề này; Cần lưu ý tới lứa tuổi, giới tính và khả năng của trẻ trong các hoạt động trẻ tham gia; Tạo cơ hội bất cứ khi nào có thể được, trẻ em có quyền bầu chọn đại diện của nhóm tham gia các sáng kiến, hoạt động, sự kiện có giới hạn về số trẻ tham gia.

Thứ năm, người làm việc với trẻ em phải tương tác với trẻ một cách hiệu quả và tự tin. Tất cả người làm việc với trẻ em cần có nhận thức đúng đắn về sự tham gia của trẻ và tin tưởng vào sự tham gia của trẻ; Tập huấn, đào tạo cho cán bộ để có thể làm việc một cách hiệu quả và tự tin với trẻ; Hỗ trợ và giám sát người làm việc với trẻ và đánh giá các các hoạt động của họ với trẻ; Người làm việc với trẻ em luôn phải cư xử đúng mực, tôn trọng và chân thực với các em.

Thứ sáu, phải bảo vệ sự an toàn cho trẻ em trong suốt quá trình tham gia. Điều này phải được lưu ý ngày từ khi lập kế hoạch và trong suốt quá trình tổ chức cho trẻ em tham gia; Thông báo cho các em về quyền được hưởng sự an toàn không bị xâm hại và biết cần báo cho ai giúp đỡ khi cần; Thiết lập các biện pháp an toàn để giảm thiểu các nguy cơ trẻ có thể gặp phải; Người làm việc với trẻ em cần nắm rõ trách nhiệm pháp lý và hiểu rõ đạo lý của mình trong cư sử với trẻ cũng như khi nghe thông tin về việc người khác cư xử không đúng mực với trẻ; Phải giả định các tình huống, nhận định trước các nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ em và có phương án đối phó, giải quyết; Phải có sự đồng ý của trẻ em khi sử dụng thông tin của trẻ; Những thông tin bí mật cần phải được bảo mật trong mọi lúc, mọi nơi; Không được quay phim, chụp ảnh hoặc in ấn phát hành ảnh của trẻ nếu không có sự chấp thuận của trẻ và không được điều tra lại thông tin đối với cá nhân, nhóm trẻ trừ khi có sự chấp thuận của cá nhân từng em.

Thứ bảy, đảm bảo theo dõi đánh giá sự tham gia của trẻ. Để đạt được điều này, phải phản hồi cụ thể và kịp thời về sự tham gia của trẻ em, về kết quả của những quyết định trẻ đưa ra và về các bước tiếp theo nếu có; Thông tin phản hồi phải tới từng trẻ em đã tham gia; Phải khảo sát về mức độ hài lòng của các em với quá trình tham gia và lấy ý kiến đóng góp của các em để lần tiếp theo làm tốt hơn; Thông báo kết quả giám sát và đánh giá cho trẻ em một cách thích hợp, thân thiện và cần xem xét nghiêm túc phản hồi của trẻ em để áp dụng cho các công việc tiếp theo.

Đặc biệt, người làm việc với trẻ em phải luôn ghi nhớ: trao quyền cho trẻ em được thực hành quyền tham gia của mình một cách phù hợp là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự tham gia của trẻ em ở những thang bậc ngày càng cao./.

<

Tin mới nhất

Thanh Hóa thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế(20/10/2023 7:55 SA)

Trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn huyện Nga Sơn trước thềm khai giảng năm học mới...(04/09/2023 3:03 CH)

Trao tặng 12 suất học bổng và 03 xe đạp, 120 cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn vươn lên...(31/08/2023 3:06 CH)

Trao tặng 10 xe đạp, 10 suất học bổng và 20 ba lô, sách vở, đồ dùng học tập cho cho trẻ em trẻ em...(22/08/2023 3:09 CH)

Sôi nổi Chương trình tình nguyện “Mùa hè Xanh” 2023 và tặng quà cho trẻ em xã Thành Yên, huyện...(17/08/2023 3:22 CH)

Nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới (03/07/2023 7:33 SA)

TP Thanh Hóa phát động toàn dân luyện tập môn bơi, phòng chống đuối nước(08/06/2023 1:59 CH)

Sôi nổi hoạt động tình nguyện hè 2023 và thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em điểm trường Bàng, Trường...(06/05/2023 3:32 CH)

Khẩn trương tập trung triển khai thực hiện các biện pháp trong công tác phòng, chống tai nạn...(24/04/2023 7:54 SA)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
279 người đã bình chọn
°
2043 người đang online