Ra mắt Trung tâm chữa bệnh GD-LĐXH số 2 Thanh Hóa

Đăng ngày 22 - 04 - 2015
100%

Trung tâm chữa bệnh GD-LĐXH số 2 với quy mô chữa bệnh, cai nghiện hàng năm cho 500 người nghiện ma túy ở 11 huyện miền núi. Đây được xem là nơi chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề và lao động trị liệu tốt cho những người nghiện ma túy, giúp họ có cơ hội làm lại cuộc đời, hòa nhập cộng đồng.

Ngày 20/4 tại Trung tâm chữa bệnh GD-LĐXH số 2, xã Xuân Phú, huyện Quan Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở LĐ-TB&XH tỉnh long trọng tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm chữa bệnh GD-LĐXH số 2 và công bố, trao quyết định thành lập trung tâm.
Lãnh đạo Sở Nội vụ và Lãn đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trao Quyết định thành lập Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số 2
Được thành lập theo Quyết định số 1295/QĐ-UBND ngày 5/52014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa với quy mô chữa bệnh, cai nghiện hàng năm cho 500 người nghiện ma túy ở 11 huyện miền núi. Đây được xem là nơi chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề và lao động trị liệu tốt cho những người nghiện ma túy, giúp họ có cơ hội làm lại cuộc đời, hòa nhập cộng đồng.
Sau 2 năm đầu tư xây dựng, các hạng mục công trình đã được nghiệm thu và bàn giao từ tháng 11-2013. Cơ sở hạ tầng, vật chất của trung tâm được đầu tư theo mô hình hiện đại, phù hợp với chủ trương đề án đổi mới cai nghiện của Chính phủ.
Đến nay, sau gần 1 năm đi vào hoạt động, trung tâm đã tiếp nhận cai nghiện, chữa trị phục hồi và dạy nghề cho 63 lượt người nghiện ma túy. Trong đó, 50 học viên thuộc diện cai nghiện bắt buộc, 4 học viên cai nghiện tự nguyện từ 6 tháng trở lên, 9 học viên cai nghiện hỗ trợ cắt cơn dưới 3 tháng.
Ảnh lưu niệm của các quý vị đại biểu và Lãnh đạo chủ chốt của trung tâm
Ngoài ra, trung tâm cũng đã tổ chức hòa nhập cộng đồng cho 7 học viên hết thời hạn cai nghiện trở về tái hòa nhập cộng đồng; tổ chức quản lý, giáo dục, chữa trị phục hồi và dạy nghề cho người nghiện ma túy theo cơ chế mở dưới 3 hình thức: Cai nghiện bắt buộc; cai nghiện tự nguyện (với thời gian từ 6 tháng trở lên) và cai nghiện theo diện hỗ trợ cắt cơn (thời gian từ 1 – 3 tháng); tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS; hướng dẫn, tư vấn cho gia đình người nghiện ma túy về chữa trị, cai nghiện, quản lý, giáo dục tại gia đình; tổ chức lao động trị liệu, dạy nghề, lao động sản xuất bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động theo quy định của pháp luật; hướng nghiệp để người sau cai nghiện tự tìm việc làm và tạo việc làm, thích nghi với đời sống xã hội tiến tới thực hiện các dự án về việc làm, xóa đói, giảm nghèo...

<

Tin mới nhất

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai Tháng hành động phòng, chống ma tuý (03/07/2023 7:41 SA)

Nhiều điểm mới trong Luật Phòng, chống ma túy năm 2021(19/05/2021 5:25 CH)

Công bố lệnh của Chủ tịch nước về Luật Phòng, chống ma túy(23/04/2021 2:47 CH)

Đẩy mạnh công tác chỉ đạo và tổ chức tốt cai nghiện ma túy(13/04/2021 7:36 SA)

Tập huấn nghiệp vụ cho đội kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm(20/09/2020 9:56 SA)

Thanh Hóa: Nâng cao kiến thức pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội cho sinh viên(24/06/2020 1:37 CH)

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức truyền thông nói chuyện chuyên đề...(29/11/2019 10:42 SA)

Tháo gỡ khó khăn trong công tác cai nghiện bắt buộc(11/11/2019 3:42 CH)

Đoàn công tác của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm làm...(01/10/2019 2:49 CH)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
279 người đã bình chọn
°
1331 người đang online